Vào những ngày nắng nóng, máy lạnh nhà bạn hay có những tiếng kêu lạ, kém lạnh hay thậm chí phả ra hơi nóng. Đó là do bạn để máy làm việc quá tải nên gây ra tình trạng trên. Sau đây các chuyên gia của trung tâm sửa máy lạnh quận gò vấp sẽ bật mí cho bạn mẹo giúp giảm bớt áp lực cho máy lạnh vào mùa nóng.
- Nguyên nhân và cách khắc phục máy lạnh không lạnh
- Mẹo giảm bớt áp lực cho máy lạnh vào mùa nóng
- Mẹo sửa máy lạnh bị chớp đèn đơn giản tại nhà
Xem thêm: Các tính năng nổi bật của từng dòng máy lạnh
1) Không lắp giàn máy lạnh đối diện với hướng gió
Ở những nơi có nhiều gió không được lắp giàn đối diện với hướng gió, bởi gió gây tản hơi máy lạnh và khiến máy lạnh phải làm việc nhiều hơn để cung cấp đủ độ mát.
Tốt nhất, hãy lắp máy lạnh vuông góc với hướng gió.
2) Hãy thay đổi bộ lọc không khí
Các bộ lọc không khí là thành phần thiết yếu của mỗi máy lạnh không khí loại bỏ bụi và các mảnh vụn từ không khí trước khi thổi vào nhà của bạn.
Nếu máy lạnh không khí của bạn có một bộ lọc tái sử dụng, hãy vệ sinh bộ lọc dưới vòi nước lạnh và để khô hoàn toàn trước khi lắp trở lại. Nếu cẩn thận, hãy thay thế lọc khí theo đúng yêu cầu từ nhà sản xuất để đảm bảo hoạt động của máy.
Hầu hết các bộ lọc không khí cần phải được làm sạch hoặc thay thế hàng tháng, mặc dù một số bộ lọc hiệu suất cao có thể kéo dài lâu hơn. Bộ lọc không khí bẩn có thể làm giảm hiệu quả hoạt động của máy và dẫn đến các vấn đề như đóng băng.
3) Máy lạnh hoạt động liên tục 24/7
Vào những khi thời tiết dịu mát (sáng sớm hoặc đêm), hãy tắt máy lạnh và mở cửa để đón không khí ngoài trời. Tương tự như vậy, nếu không quá nóng, bạn có thể tắt máy lạnh khi ngủ đêm. Cơ thể của bạn có thể chịu được nhiệt độ cao hơn khi ngủ.
Vào những ngày nhiệt độ ngoài trời cao hơn 40 độ C và nắng nóng gay gắt như hiện nay, rất nhiều gia đình sử dụng máy lạnh liên tục để tránh nóng. Nhưng dù thế nào, hãy để cho máy lạnh có thời gian nghỉ ngơi.
4) Để nhiệt độ máy lạnh quá thấp
Trong những ngày nắng nóng, nhiều gia đình thường có thói quen để máy lạnh ở mức thấp nhất để làm mát gian phòng. Thực tế, khi thời tiết ngoài trời lên đến 40 độ C, việc cài đặt nhiệt độ của máy lạnh ở mức 16 độ C cũng “không có nghĩa lý gì” vì dù có hoạt động thế nào, máy lạnh cũng không thể làm lạnh đến mức nhiệt như vậy. Thậm chí nếu liên tục để mức nhiệt thấp như vậy, máy lạnh sẽ rất dễ quá tải hoặc giảm tuổi thọ đáng kể.
Ngoài ra, việc để mức nhiệt quá thấp cũng không tốt cho sức khỏe vì mức nhiệt độ chênh lệch nhiệt độ quá cao giữa bên trong và ngoài dễ rất đến tình trạng “sốc” nhiệt. Các chuyên gia đưa ra lời khuyên, dù thời tiết có nóng thế nào, hãy cài đặt nhiệt độ máy lạnh khoảng 25 độ C hoặc chỉ thấp hơn nhiệt độ ngoài trời 5 – 7 độ C.
Một mẹo nhỏ để giúp bạn có thể thấy mát hơn là sử dụng thêm quạt điện. Gió của quạt điện cùng hơi mát trong phòng máy lạnh sẽ giúp người dùng có cảm giác mát hơn nhiều nếu chỉ dùng máy lạnh.
5) Lắp đặt máy lạnh ở góc tường nóng máy lạnh
Rất nhiều gia đình thường lắp máy lạnh ở bức tường nóng nhất trong phòng. Mọi người cho rằng như vậy căn phòng sẽ nhanh chóng giảm nhiệt. Tuy vậy, đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm và dễ dẫn đến tình trạng máy lạnh phải chạy quá tải khi phải làm mát bức tường quá nhiệt trước rồi mới đến không khí trong phòng. Đặc biệt với những ngày thời tiết ngoài trời lên đến hơn 40 độ C, thì việc để máy lạnh ở góc phòng nóng, bị nắng chiếu trực tiếp sẽ khiến máy lạnh phải hoạt động liên tục mà vẫn không thể làm mát đủ nhu cầu.
Chính xác, bạn nên lắp máy lạnh ở những góc mát để nhiệt độ trong phòng giảm nhanh rồi mới từ từ mát những bức tường xung quanh. Như vậy, nhiệt độ trong phòng sẽ mát nhanh, mát lâu và tránh được tình trạng máy lạnh quá tải khi hoạt động liên tục.
6) Bật/tắt máy lạnh liên tục để tiết kiệm điện
Nhiều người có thói quen ra khỏi phòng, dù chỉ chốc lát là lập tức tắt máy lạnh để tiết kiệm điện. Cũng có trường hợp khi bật máy thường để nhiệt độ lạnh sâu, chờ cho phòng thật mát thì tắt máy lạnh và bật quạt, đến khi cảm thấy nóng thì lại bật máy một lúc.
Thực tế, đây là một sai lầm làm tốn điện thêm và còn nhanh hỏng máy. Trên thực tế, khi bật máy trở lại, máy lạnh phải tốn rất nhiều điện năng để khởi động máy nén, động cơ quạt và để làm lạnh không khí đến mức nhiệt độ yêu cầu.
Nguyên lý hoạt động máy lạnh là khi nhiệt độ trong phòng cao hơn nhiệt cài đặt khoảng 0.5 độ C thì dàn nóng chạy.
Khi dàn nóng chạy, dàn lạnh tỏa hơi lạnh làm nhiệt độ trong phòng từ từ giảm xuống, khi nhiệt độ trong phòng giảm xuống thấp hơn nhiệt độ cài khoảng 0.5 độ C. Vì thế, việc Tắt/Bật liên tục các máy lạnh không những không giúp tiết kiệm điện mà còn khiến các máy lạnh phải hoạt động nhiều hơn do thay đổi nhiệt. Thậm chí dễ dẫn đến hỏng nguồn do bị thay đổi hoạt động liên tục.